Welcome you to CĐ07KT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Welcome you to CĐ07KT

Chào mừng đến với CĐ07KT
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Latest topics
» Chuẩn mực kế toán
Đại học đâu chỉ là con đưòng duy nhất I_icon_minitimeSat Jan 02, 2010 7:49 am by Xuân Sáng

» CON GÁI ƠI Vì SAO
Đại học đâu chỉ là con đưòng duy nhất I_icon_minitimeSun Nov 30, 2008 10:58 pm by Xuân Sáng

» Het noi noi
Đại học đâu chỉ là con đưòng duy nhất I_icon_minitimeWed Nov 05, 2008 11:28 pm by Xuân Sáng

» 1 cách nhớ biển số xe 64 tỉnh [có 1 không 2]
Đại học đâu chỉ là con đưòng duy nhất I_icon_minitimeWed Nov 05, 2008 11:24 pm by Xuân Sáng

» Cach nhan biet DTDD
Đại học đâu chỉ là con đưòng duy nhất I_icon_minitimeWed Nov 05, 2008 11:14 pm by Xuân Sáng

» Hình mới chôm
Đại học đâu chỉ là con đưòng duy nhất I_icon_minitimeWed Nov 05, 2008 9:01 am by Xuân Sáng

» 5 cách để sửa thẻ nhớ bị lỗi corrupted
Đại học đâu chỉ là con đưòng duy nhất I_icon_minitimeTue Nov 04, 2008 7:19 am by Xuân Sáng

» Cách ktra emei ĐTDĐ
Đại học đâu chỉ là con đưòng duy nhất I_icon_minitimeTue Nov 04, 2008 7:18 am by Xuân Sáng

» Khái niêm cơ bản về điện thoại di động, khách hàng cần biết !
Đại học đâu chỉ là con đưòng duy nhất I_icon_minitimeTue Nov 04, 2008 7:09 am by Xuân Sáng

» Bố nứơng con lên ăn thịt.Hành động ko = cầm thú
Đại học đâu chỉ là con đưòng duy nhất I_icon_minitimeTue Oct 28, 2008 10:47 am by Xuân Sáng

Thống Kê
Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 9 người, vào ngày Thu Sep 01, 2022 10:31 am
Tin tức
Liên kết
Xem giá vàng

Xem giá ngoại tệ

Xem thời tiết

Chứng khoán

Tình hình thế giới

Xem bản đồ

Kiểm tra IQ của bạn

Quét virus trực tuyến

Danh bạ điện thoại

Đọc truyện

Kho avanta đẹp

Đại học đâu chỉ là con đưòng duy nhất Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giả

Xuân Sáng

Xuân Sáng
Admin
Admin
Age : 35 Registration date : 09/09/2008 Tổng số bài gửi : 220 Đến từ :


Cám ơn bạn!tôi được cộng 1 điểm
Bài gửiTiêu đề: Đại học đâu chỉ là con đưòng duy nhất Đại học đâu chỉ là con đưòng duy nhất I_icon_minitimeFri Sep 19, 2008 6:36 pm
Bài 1: Nỗi buồn mang tên thi trượt
Phụ huynh đội mưa chờ con thi trước cổng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong kỳ thi ĐH vừa qua - Ảnh: H.B.
TT - Bưng mâm cơm đặt xuống bàn, xới cơm vào chén mời cha mẹ, Ng. lặng lẽ đi xuống nhà sau... Năm ngày trôi qua, cứ đến bữa cơm Ng. lại tìm cách vắng mặt vì sợ cha mẹ hỏi kết quả thi ĐH.
"Đậu - rớt": hai từ được nhắc đến nhiều nhất trong những ngày qua của những thí sinh vừa trải qua kỳ thi ĐH đầy cam go. Vẫn biết kỳ thi nào cũng sẽ có người đậu, người rớt, và những thí sinh dù rất nỗ lực nhưng không giành được phần thắng về mình vẫn chịu một áp lực không nhỏ trước ước vọng bản thân cộng với sự kỳ vọng quá lớn của gia đình...
Khi "không... hoàn thành nhiệm vụ”
Biết kết quả thi vào ngành cơ khí - ĐH Công nghiệp TP.HCM với 8 điểm, Ph. (Tây Ninh) lặng lẽ khoác balô đi trong đêm xuống TP.HCM. "Năm năm nữa con sẽ mang bằng ĐH về cho mẹ”, Ph. nói khi chào mẹ. Năm năm theo cách tính của Ph. là nộp đơn xét tuyển vào một trường trung cấp ngành điện, sau đó học liên thông lên ĐH. "Lâu hơn một chút nhưng đó là cách duy nhất lúc này để lấy được tấm bằng ĐH" - giọng buồn rầu, Ph. tâm sự
Gặp Ph. đang giữ xe gần chợ Thủ Đức (TP.HCM), đôi mắt cậu học trò nghèo vẫn chất chứa một nỗi buồn khó tả. Công việc giữ xe chẳng có gì nặng nhọc lắm đối với công việc ở quê như vác mía, chặt mì, nhặt sắt vụn... nhưng sao vẫn nặng nề quá. "Mình không biết mẹ sẽ như thế nào nếu biết mình rớt ĐH. Cha theo người khác, mẹ một mình chịu đựng bệnh tật nuôi mình ăn học. Mẹ vốn chịu nhiều nỗi đau. Hi vọng một đời của mẹ dồn cả vào mình...". Từ hôm Ph. lên thành phố đến nay, người mẹ ở quê vẫn tin rằng con mình đi học ĐH trên thành phố...
Không chỉ áp lực từ phía gia đình, bạn Th. (Châu Thành, Tây Ninh) lại mang một áp lực nặng nề hơn khi cả dòng họ chưa có ai học qua phổ thông. Nên kỳ thi vừa rồi, Th. không chỉ thi cho mình mà còn để cha mẹ, ông bà "nở mày, nở mặt với hàng xóm và làm rạng danh dòng họ”. Năm trước thi rớt, Th. nộp đơn xét tuyển vào ngành công nghệ thông tin của một trường CĐ nhưng gia đình can ngăn, động viên ôn luyện thi tiếp ĐH. Năm nay Th. thi vào Học viện Hành chính (cơ sở TP.HCM) nhưng kết quả chẳng mấy khả quan.
"Rớt thì buồn lắm chứ, nhưng biết khả năng của mình nên em chấp nhận. Em chỉ cảm thấy có lỗi với cha mẹ, ông bà... khi không hoàn thành nhiệm vụ là phải vào cho được ĐH. Em sẽ học trung cấp" - Th. bộc bạch.
"Tôi đã từng vỡ mộng vào đại học..."
Động viên mãi Ng. - một học trò Bến Tre vừa thi rớt ĐH Ngoại thương - mới tâm sự như trút nỗi lòng: "đôi khi em cảm thấy áp lực kinh khủng khi gia đình cứ nói bằng mọi giá phải học ĐH. Em chỉ mong cha mẹ hiểu em đã cố gắng hết sức nhưng không đạt được kết quả như cha mẹ mong muốn. Em biết cha mẹ đã vất vả cho em ăn học rồi luyện thi lại một năm. Kết quả như vậy em cũng buồn lắm chứ. Em chỉ mong nhận được những lời động viên, an ủi từ gia đình...".
Rớt ĐH hai năm liền ở tổng cộng bốn trường ĐH, Phạm Văn Hiền (xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) canh cánh nỗi lo: gia đình tám nhân khẩu chỉ sống nhờ vào năm sào ruộng ở quê nghèo. Rồi đây sẽ làm gì để lo cho gia đình: bố mẹ đã già và bốn đứa em còn nhỏ dại? Nhìn các bạn cùng lứa hân hoan bước vào giảng đường ĐH, Hiền nghĩ: Sẽ quyết tâm ôn tập để thi tiếp, nhưng... thi tới bao giờ, nhỡ lại rớt?
Những dấu hỏi lớn cứ đau đáu hiện lên. Phải mất một thời gian khá dài để Hiền đi đến quyết định: sẽ đi học nghề, lăn vào đời kiếm sống lo cho gia đình. Nghĩ sao làm vậy, Hiền bắt xe vào Nam với vỏn vẹn 500.000 đồng.
Ban đầu, Hiền xin đi làm thuê cho một cơ sở may gia công, vừa làm chân bốc hàng vừa học việc và học kinh nghiệm buôn bán. Một thời gian sau, góp được chút vốn mở cửa hàng, sập tiệm. Sau một năm thất bại hoàn toàn rồi làm lại từ đầu, Hiền mới có được một công ty may mặc của riêng mình. Không bằng cấp nhưng nhiều kinh nghiệm và có khả năng quán xuyến công việc, công ty của Hiền được nhiều đối tác tin cậy và tạo được công ăn việc làm cho nhiều thanh niên ở miền quê nghèo khó. Lúc này, Hiền bắt đầu tranh thủ thời gian đi học các khóa đào tạo ngắn hạn về marketing, ngoại ngữ, tin học để hỗ trợ công việc.
Nhớ lại quyết định không đi học chính quy mà bôn ba học nghề của mình, giám đốc Công ty TNHH Hiền Gia (Q.Bình Tân, TP.HCM) khẳng định: "Giờ mới thấy mình đúng đắn khi lao vào đời để tự học, tự kiếm sống. Một phần vì hoàn cảnh gia đình, nhưng phần lớn tôi nhận ra khả năng mình tới đâu thì làm tới đó. Quan trọng là có thực lực và quyết tâm, chứ một tấm bằng chưa chắc đem lại một công việc tốt và phù hợp". Năm 2006, Hiền quyết định đi học hệ ĐH tại chức quản trị kinh doanh tại Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, bởi theo anh, "Luôn bổ sung kiến thức cho mình không bao giờ thừa. Đã lỡ làng chuyện học một lần nên khi có điều kiện đi học, tôi vẫn dành thời gian cho việc tới trường".
Còn Nguyễn Minh Phúc (cựu học sinh khoa thiết kế thời trang, Trường trung cấp Thời trang, nay là CĐ Công nghiệp dệt may TP.HCM) đến nay vẫn không quên thời khắc biết tin mình thi rớt ĐH. Gia đình khó khăn, thi ĐH hai năm không đậu, nghĩ không đủ sức ôn thi tiếp, Phúc quyết định nộp hồ sơ vào Trường trung cấp Thời trang rồi vừa đi học vừa đi làm. Với kết quả thực tập xuất sắc và nhiều bộ sưu tập dự thi các cuộc thi thiết kế thời trang, anh được Công ty cổ phần may Phương Đông nhận về làm việc ngay khi vừa tốt nghiệp. Hiện anh vừa là trợ lý giám đốc xí nghiệp, vừa phụ trách phòng quản lý chất lượng của công ty.
Phúc tâm sự: "Vừa học vừa làm, mình đã tiết kiệm thời gian và đầu tư công sức một cách thiết thực. Nghĩ lại nếu trước đây đậu vào trường ngân hàng, có lẽ giờ này mình đã là một kế toán, nhưng mình chưa bao giờ hối hận vì đã chọn ngành thời trang để theo đuổi!".
Đại học đâu chỉ là con đưòng duy nhất Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
Welcome you to CĐ07KT :: 

Góc tâm sự

 :: 

Đọc và nghĩ

-